Tại sao không nên Lái xe khi say xỉn

Lái xe khi say xỉn: Ai cũng biết uống rượu bia nói riêng và đồ uống có cồn nói chung mà lái xe sẽ rất nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những hệ lụy nếu uống rượu bia mà lái xe…

Lái xe khi say xỉn: Tăng hưng phấn, tăng tốc độ

Tâm trạng con người thường cảm thấy phấn khích, thăng hoa hơn rất nhiều sau khi uống rượu bia. Khi đó, họ đột nhiên có những hành động thiếu kiểm soát và trở nên dũng cảm đến bất thường với mức độ cao/ thấp tùy thuộc vào lượng cồn hiện có trong cơ thể; điều này được biểu hiện khá rõ ngay cả lúc lái xe. Lúc này, các tài xế thường có xu hướng đi nhanh hơn và họ cảm thấy tự tin hơn về việc liên tục tăng tốc độ di chuyển của xe, thậm chí, tồn tại ảo giác mình là một quái xế trên xa lộ hay tay đua thực thụ trên đấu trường như trong phim ảnh. Chính điều đó là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra những vụ tai nạn thảm khốc trong nhiều năm qua, nhất là thời điểm cuối năm 2018.

Lái xe khi say xỉn: Giảm tầm nhìn

Sau khi uống rượu bia, các tài xế thường bị giảm khả năng quan sát đáng kể. Lúc này, họ thường có cảm giác mọi thứ đều trở nên mờ ảo, thậm chí không thể điều khiển mắt tập trung vào một điểm cố định trên đường dẫn đến xuất hiện ảo giác, đưa tín hiệu sai lệch về bộ não khiến quá trình xử lý trở nên chậm chạp và thiếu chính xác. Biểu hiện rõ nhất của việc giảm tầm nhìn là bạn không thể điều khiển xe đi thẳng, không duy trì đúng làn đường quy định, lệch lái hay phanh gấp…

lai-xe-khi-say-xin
lái xe khi say xỉn
Rất nhiệu vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do lái xe có cồn trong cơ thể 

Lái xe khi say xỉn: Dễ mất tập trung

Mặc dù kích thích sự hưng phấn về mặt cảm xúc cho lái xe nhưng chính rượu bia lại đồng thời làm giảm khả năng tập trung khi điều khiển vô lăng của chính họ. Tùy vào mức độ “say” của mỗi người mà khả năng tập trung của lái xe sẽ bị ảnh hưởng tương ứng nặng/ nhẹ khác nhau. Lúc này, thay vì chạy xe với một cái đầu tỉnh táo, đôi tay chắc chắn và phản xạ nhanh nhạy thì tài xế phần lớn lái xe theo cảm xúc nhiều hơn; vì thế, họ khó kiểm soát được tốc độ hay thậm chí đi sai làn, lạng lách, vượt ẩu, khả năng xử lý tình huống bị hạn chế, mất khả năng phán đoán tình hình… tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao.

Lái xe khi say xỉn: Giảm khả năng phản xạ

Phản xạ nhanh và linh hoạt là kỹ năng không thể thiếu của một người tài xế khi điều khiển xe lưu thông trên đường. Tuy nhiên, việc uống rượu bia khiến khả năng phản xạ của bạn giảm đi đáng kể; nó làm chậm thời gian phản xạ của tay, chân; điều này tác động không nhỏ đến khả năng điều khiển hướng lái và tốc độ của xe. Một người đang trong tình trạng quá say khi họ không thể đứng vững, không đi thẳng, thậm chí mắt không thể mở lớn, tay không tra được chìa vào ổ khóa… Khi lái xe, tay chân sẽ hoạt động không đúng như điều khiển của não bộ dẫn đến xuất hiện nhiều hành động thừa thải, nguy hiểm và thường gặp nhất là nhầm lẫn giữa chân phanh và chân ga gây nên những va chạm khủng khiếp.

csgt nong do con
Lái xe có nồng độ cồn trong cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng điều khiển xe

Pháp luật không nghiêm cấm bạn uống rượu bia nhưng nếu đã lái xe thì tuyệt đối KHÔNG! Đừng để một cuộc vui quá trớn trên bàn nhậu gây nên những tai nạn thương tâm với hậu quả nặng nề mà khi tỉnh táo trở lại, bạn thậm chí còn không thể tưởng tượng ra nỗi. Ý thức về sự an toàn của chính bản thân và những người khác khi tham gia giao thông là trách nhiệm mà một người tài xế cần hình thành và tuân thủ nếu không muốn “Lái xe – đừng để phải nói hai từ “giá như” đầy ân hận!”

Lái xe khi say xỉn gây tai nạn xử lý ra sao?

Hành vi lái xe sau khi đã uống rượu bị cấm theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, có không ít tài xế vẫn chủ quan và gây ra những vụ tai nạn thương tâm. Vậy, lái xe khi say xỉn gây tai nạn xử lý ra sao?

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008;

Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Nội dung tư vấn

Pháp luật quy định thế nào về hành vi lái xe khi uống rượu

Theo khoản 8 điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển ô tô, xe máy không được có nồng độ cồn (hay nói cách khác là hoàn toàn không được uống bia rượu):

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Để biết thêm về mức phạt hành chính đối với hành vi này, mời bạn đọc tham khảo: Mức phạt đối với hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông cập nhật 2021

Lái xe khi say xỉn gây tai nạn xử lý ra sao?

Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành đã quy định rất rõ về hành vi lái xe khi say xỉn gây tai nạn; mức phạt phục thuộc vào tính chất nghiêm trọng của sự việc

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Mức phạt này ứng với hành vi của người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Mức phạt này ứng với hành vi của người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Mức phạt này ứng với hành vi của người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong ba trường hợp thuộc mức phạt này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, tùy theo mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi mà lái xe khi say xỉn gây tai nạn có thể bị xử lý khác nhau như phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng và bị phạt tù từ 01 đến 15 năm.

Câu hỏi thường gặp

Mức bồi thường thiệt hại do lái xe khi say xỉn gây ra là bao nhiêu?

Các bên có thể thỏa thuận về: Mức, hình thức, phương thức bồi thường,… các thiệt hại về tài sản cũng như tình thần, sức khỏe cho người bị thiệt hại.

Viện phí của nạn nhân bị tai nạn do tài xế lái xe khi say xỉn gây ra thì ai trả?

Viện phí của nạn nhân bị tai nạn do tài xế lái xe khi say xỉn gây ra được người tài xế gây tai nạn trả và được coi là một phần trong chi phí bồi thường thiệt hại với trách nhiệm chi trả chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng không vi phạm quy định giao thông, người gây tai nạn bị xử lý thế nào?

Lái xe khi say xỉn: Nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ thì sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự, người gây ra tai nạn chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.

Người tham gia giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Lái xe khi say xỉn: Người tham gia giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:
– Không chấp hành quy định về an toàn giao thông
– Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

Xem thêm:

THAM KHẢO GIÁ BẢO HIỂM XE Ô TÔ CỦA CÁC HÃNG

Tham khảo thêm: 5 LỢI ÍCH KHI THUÊ XE TỰ LÁI ĐẮK NÔNG , GIA KHANG

Fanpage: https://www.facebook.com/chothuexetulaikienduc/

5/5 - (3 bình chọn)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest Articles